Home » » Khi cả tập thể đòi tăng lương - quản trị nhân lực

Khi cả tập thể đòi tăng lương - quản trị nhân lực

Unknown | 08:54 | 1nhận xét

Khi cả tập thể đòi tăng   lương

Trong khi một số công ty lớn đang tìm cách cắt giảm   nhân sự   để giảm bớt chi tiêu trong tình hình lạm phát thì những công ty nhỏ lại gặp khó khăn trong việc giữ chân nhân viên.

Cả tập thể đòi tăng lương...

Viettech được biết đến từ việc thành lập website học tiếng Anh Myworldvn.Com với số lượng lên đến 50.000 thành viên. Công ty trách nhiệm hữu hạn này có vốn đầu tư khoảng 8 tỉ đồng, ngoài việc duy trì hoạt động của trang web còn nhận gia công phần mềm từ các đối tác trong nước và nước ngoài.

Với 32 nhân viên, công ty này hiện đang điêu đứng vì vấn đề giữ người. Lý do cũng xoay quanh việc làm ăn lúc này quá khó khi khách hàng đòi giảm giá gia công, trang web học tiếng Anh thì ra đời với mục đích phục vụ cộng đồng, các hợp đồng quảng cáo trên web còn khá nhạt nhòa. Nguồn thu ít, nhưng nguồn chi thì không thể ít bởi giá cả hiện nay trên thị trường đang ở mức cao.

Ông Nguyễn Minh Trí, Chủ tịch hội đồng quản trị công ty, tâm sự: “Các cuộc họp gần đây đều xoay quanh vấn đề lương của nhân viên, không phải chỉ một hai cá nhân có đơn đề nghị tăng lương mà cả một tập thể, từ trưởng phòng kỹ thuật đến trưởng phòng kinh doanh đều đề nghị mức lương mới, không giải quyết cũng khó vì tuyển nhân viên mới bây giờ để làm cùng công việc đó thì phải   đào tạo   rất lâu, nhưng để tăng lương cho tất cả nhân viên thì quỹ lương công ty không thể kham nổi”.

&Ldquo;Chuyện đề nghị tăng lương còn có thể xem xét, có nhân viên tự nghỉ luôn, không quan tâm đến chế độ, chính sách gì, đó mới là khó, vì không thể tìm người thay thế ngay được. Từ tháng 4 đến giờ đã có 3 nhân viên kỹ thuật nghỉ ngang như thế”, ông Trí bức xúc.

Chị Bích Nga, một nhân viên kỹ thuật đã làm việc tại công ty này được 1 năm, là một trong số những nhân viên ít ỏi ở đây có “thâm niên” lâu như thế.

Chị cho biết chị rất thích công việc hiện tại và hiểu những khó khăn của công ty lúc này, nhưng chị cũng nói “bây giờ giá cả tăng cao quá, mức lương hiện tại không đủ chi trả cho những nhu cầu tiêu dùng hàng ngày thì thay đổi công việc là chuyện phải nghĩ đến”.

Trong khi nền kinh tế đang khó khăn, các công ty lớn với mức trả lương cao đã bắt đầu triển khai giảm lương, giảm thưởng nhưng nhân viên vẫn chấp nhận gắn bó. Nhưng doanh nghiệp nhỏ nếu tăng lương không thỏa đáng thì việc thay đổi nhân sự được xem như cơm bữa.

Steven S. Little, Chủ tịch của ba công ty có tốc độ tăng trưởng cao của Mỹ, cho rằng: “Vấn đề số một mà các chủ doanh nghiệp nhỏ phải đối mặt cũng giống như vấn đề của người thợ thủ công trước đây phải đối mặt là thuê một người thợ, tất cả chỉ là vấn đề con người, trước đây, bây giờ và sau này luôn luôn là như vậy”.

Vấn đề lao động là nan giải nhất

Chuyện các công ty nhỏ không giữ được người đã trở thành một điều tất yếu. Đơn giản là nhiều công ty với quy mô nhỏ, vốn ít, cách điều hành còn nhiều bất cập, mức độ cạnh tranh chưa cao, hướng phát triển còn xa, nhất là các công ty mới thành lập, vì thế khi công ty chưa phát triển thì việc tuyển chọn nhân tài còn nhiều khó khăn.

Doanh nghiệp gạo An Khang không nhỏ bởi vốn đầu tư lên đến 16 tỉ đồng, nhưng cũng không phải là lớn so với những công ty cùng ngành chế biến và xuất khẩu gạo. An Khang có 55 nhân viên đang làm việc tại TPHCM và Long An.

Sau khi Chính phủ ban hành quy định hạn chế xuất khẩu gạo, để tồn tại, công ty này phải đẩy mạnh bán hàng nội địa dù trước đó doanh thu nội địa chỉ bằng 20% doanh thu xuất khẩu. Khó khăn trong kinh doanh đã đành, công ty còn phải đối mặt với chuyện nhân sự thay đổi thường xuyên.

Tại An Khang, từ đầu năm đến giờ đã có 9 nhân viên xin nghỉ việc. Cho đến thời điểm hiện tại, công ty mới tuyển được 4 nhân viên, không đủ người nên có lúc giám đốc cũng làm luôn công việc của nhân viên, nhất là trong giai đoạn sốt gạo, người thì ít nhưng siêu thị nào cũng buộc phải giao gạo ngay để kịp thời hạ sốt.

Tuy là công ty nhỏ nhưng An Khang có chế độ đãi ngộ tốt như tổ chức nghỉ mát, tặng quà sinh nhật cho nhân viên, giám đốc thường xuyên gửi thư điện tử khen ngợi và khích lệ tinh thần làm việc của nhân viên, thưởng cho nhân viên xuất sắc vào cuối mỗi tháng… và mức lương cũng không thấp so với mức lương của các công ty lớn. Vậy mà “người muốn đi, vẫn đi”.

Giám đốc Nguyễn Trọng Duy than thở: “Đến lúc này thì tôi cũng không biết làm gì hơn để giữ nhân viên khi các lá đơn đều ghi rất rõ “nghỉ việc để chăm sóc con, nghỉ việc để đi du học... Không ai ghi là chuyển sang công ty khác, nhưng khi gặp lại thì nhân viên của mình đang làm việc cho những công ty lớn hơn”.

&Ldquo;Chúng tôi chủ yếu tuyển người mới ra trường, họ đòi mức lương thấp hơn và làm việc rất chịu khó, chỉ có điều chưa có kinh nghiệm nên chúng tôi phải đào tạo. Nhưng ngặt nỗi khi đào tạo xong, sử dụng chưa được bao lâu là nghỉ, đơn giản vì họ xem đây là bước đệm để chuẩn bị cho những bước nhảy khác cao hơn”, ông Duy nói.

Bên cạnh An Khang và Viettech, những công ty nhỏ khác cũng gặp những khó khăn tương tự. Dù trong thời gian kinh doanh gặp nhiều khó khăn như hiện nay, các doanh nghiệp vẫn ra sức tìm người. Và lẽ ra khi các công ty lớn cắt giảm nhân sự thì công ty nhỏ dễ tuyển người hơn nhưng nhân viên đã làm việc tại công ty lớn thì thường khó chấp nhận đầu quân cho công ty nhỏ.

Vậy nên bài toán thiếu lao động của doanh nghiệp nhỏ và thừa lao động của doanh nghiệp lớn vẫn không thể trung hòa.

Cho đến lúc này, khi đang phải đối mặt với hàng trăm thứ khó nhưng ông Trí vẫn khẳng định: “Vấn đề lao động là nan giải nhất, không có sức người thì sỏi đá vẫn vô tri mà thôi”.

Quantri.Vn

Đánh giá nhân viên hiệu quả

Đánh giá nhân viên luôn được coi là hoạt động “chẳng đặng thì đừng” – các nhà quản lý cảm thấy e ngại khi phải đưa ra những kết luận đánh giá, còn nhân viên cũng không vui vẻ gì khi phải đón nhận chúng. Vậy làm thế nào để bạn vượt qua rào cản tâm lý này?

Dù ở bất cứ doanh nghiệp nào thì hoạt động đánh giá công việc của nhân viên cũng nhằm ba mục tiêu chính sau đây:

- Xem xét và kết luận một cách công bằng và khách quan về việc nhân viên có thực hiện nhiệm vụ theo đúng các yêu cầu đề ra hay không, từ đó thưởng công xứng đáng cho các cá nhân xuất sắc vì những cố gắng của họ trong công việc, đồng thời tìm ra những nhân viên yếu kém, thiếu năng lực hay chưa thực sự nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ được phân công.

- Dựa trên sự đánh giá của cấp quản lý, nhân viên có thể đặt ra cho mình những mục tiêu cụ thể nhằm nâng cao năng suất lao động và thăng tiến trong công việc. Đó cũng là dịp để các nhân viên kiểm điểm bản thân và tối ưu hóa quy trình hoạt động của mình để hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn.

- Phát triển các mục tiêu nghề nghiệp giúp nhân viên theo kịp những yêu cầu của một tổ chức năng động. Việc này nhằm mục tiêu thúc đẩy năng lực của một nhân viên hiện tại, chứ không phải để nhân viên đó trở thành một người làm việc hiệu quả trong tương lai. Hơn nữa, ngày càng nảy sinh nhiều yêu cầu mới đối với công việc, do đó nhân viên phải được tạo điều kiện để phát triển cùng với công việc và tổ chức.

Bằng việc tập trung vào 7 nhân tố dưới đây, bạn có thể chuyển hoạt động đánh giá thành một trong những hoạt động quản lý quan trọng nhất ở công ty mình và thay đổi cái nhìn ác cảm của mọi người dành cho nó.

1. Sắp xếp lại các lĩnh vực then chốt

Hoạt động này sẽ là cơ hội tốt để các nhà quản lý và nhân viên sắp xếp và đánh giá lại các kết quả công việc chủ yếu, những gì mà mọi người phải chịu trách nhiệm. Đối với một nhà quản lý, công việc chủ yếu đó có thể là: sản xuất, chất lượng, chi phí, an toàn, nhân viên… Đối với một kỹ sư, có thể là: sữa chữa, bảo dưỡng, lắp đặt, cải tiến…

Đánh giá công việc được xem như bước tiếp theo của cuộc phỏng vấn   tuyển dụng   . Nếu cuộc phỏng vấn   tuyển dụng   bắt đầu bằng việc nhìn nhận các yếu tố then chốt của công việc và các kỹ năng cá nhân, thì hoạt động đánh giá công việc sẽ xem xét và xác định yếu tố then chốt nào cần phải thay đổi, đồng thời nhân viên cần đến những kỹ năng gì để tiến hành sự thay đổi này.

2. Kiểm tra công việc hiện tại của nhân viên

Trên cương vị nhà quản lý, việc dành thời gian để xem xét lại hoạt động trước đây của nhân viên là bước đi cần thiết giúp bạn hoạch định kế hoạch cho tương lai. Việc này giúp chúng ta có thể suy nghĩ và đánh giá lại mọi việc, xem xét nên chấm dứt hay cứ tiếp tục như trước đây. Như vậy, hoạt động đánh giá nên là một phần của quy trình quản lý.

Hal Leavitt, giáo sư thuộc Đại học Chicago, cho rằng thái độ làm việc của nhân viên sẽ được cải thiện tương xứng với mức độ chính xác của các phản hồi mà họ nhận được, cả tích cực lẫn tiêu cực. Khi nhân viên không chắc chắc về chất lượng công việc của mình, họ sẽ thường xuyên tự đặt ra những giả định tồi tệ nhất, niềm tin của họ cũng sa sút và sẽ ảnh hưởng xấu đến chất lượng nhiệm vụ mà họ thực thi. Có thể so sánh điều này với một vận động viên: một khi không thể đếm được số cú đánh của mình, người chơi golf sẽ chỉ ra sân golf để đi bộ.

3. Trao đổi thông tin

Hoạt động đánh giá nên được lên kế hoạch thời gian một cách cẩn thận sao cho phù hợp với quy trình kinh doanh của công ty. Bạn cũng có thể sử dụng cuộc phỏng vấn đánh giá như một dịp để trao đổi thông tin giữa các cá nhân với nhau về:

- Toàn cảnh bức tranh lớn: Công ty đã hoạt động như thế nào trong suốt thời gian qua và sẽ đạt được những gì trong tương lai.

- Những thay đổi quan trọng có thể ảnh hưởng đến từng cá nhân và toàn thể công ty.

- Các cơ hội kinh doanh cho công ty trên thị trường.

- Các kế hoạch chi tiết có ảnh hưởng đến nhân viên.

Việc trao đổi các thông tin này luôn thiết thực và có ảnh hưởng lớn đến động cơ làm việc của nhân viên.

4. Nhận ra những công việc hiệu quả hơn cả.

Đôi khi nhà quản lý dành ra quá nhiều thời gian để giải quyết mâu thuẫn nội bộ và xử lý các nhân viên có vấn đề. Hoạt động đánh giá sẽ cho phép các nhà quản lý khôi phục lại thế cân bằng và nhận ra ai là “người anh hùng” thực sự trong tập thể. Để tìm ra những cá nhân đó, bạn hãy nhìn lại toàn bộ nhân viên để xem:

- Ai là người ít nghỉ việc nhất?

- Ai là người không bao giờ nói “Không”?

- Ai là người chịu được sức ép công việc?

- Ai là người hoàn thành công việc đúng hạn?

- Ai là người thể hiện tính tiết kiệm?

- Ai là người luôn sẵn lòng giúp đỡ người khác?

- Ai là người thực sự không cho rằng bạn đã quên họ có mặt ở đó?

- Ai là người không từ chối bất kỳ công việc gì nhằm hỗ trợ đồng nghiệp?

- Ai là người giảm nhẹ các xung đột và xây dựng tinh thần làm việc tập thể?

- Ai là người luôn tiếp tục công việc ngay cả khi lãnh đạo đi vắng?

- Ai là người tránh xa sự nổi tiếng?

- Ai là người không bao giờ để mất lòng tin?

5. Xây dựng niềm tin.

Quy trình đánh giá là cơ hội đem lại cho mọi người những nhìn nhận thấu đáo về chất lượng công việc mà họ đang thực hiện. Điều này sẽ chuyển thành sức mạnh và xây dựng được lòng tin của các nhân viên. Để mọi người cùng suy nghĩ về những điểm mạnh http://blognhansu.Net của họ, bạn hãy đưa ra một số câu hỏi dưới đây:

- Bạn cho rằng mình hoàn thành công việc nào tốt nhất trong năm nay?

- Điều gì khiến bạn có cảm giác hứng khởi khi thực hiện?

- Đâu là thời gian thoải mái nhất đối với bạn?

- Bạn cảm thấy thoả mãn nhất về điều gì?

- Bạn thực hiện công việc nào nhanh nhất?

- Bạn muốn dành thêm thời gian cho công việc gì?

- Bạn nghĩ các điểm mạnh của mình là gì?

6. Xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa người sử dụng lao động và người lao động.

Mối quan hệ chủ - thợ là mối quan hệ then chốt và có ảnh hưởng lớn đến chất lượng công việc hoàn thành. Khi mối quan hệ này trở nên xấu đi, công việc sẽ có chiều hướng đi xuống, và ngược lại. Hoạt động đánh giá, vì vậy, là một cơ hội quan trọng để bạn áp dụng một vài nỗ lực nhằm cải thiện mối quan hệ này.

7. Hoạch định cho tương lai.

Sau khi xem xét và đánh giá hoạt động của nhân viên, bạn sẽ cần đến một kế hoạch đánh giá mới cho tương lai. Đây là kế hoạch đánh dấu điểm kết cho quy trình đánh giá, bao gồm:

- Những kế hoạch hành động tức thời của cả nhà quản lý lẫn nhân viên.

- Những kế hoạch liên quan đến phương pháp giải quyết vấn đề để đối phó với những lực cản của sự phát triển.

- Những kế hoạch liên quan tới những gì mà nhân viên mong muốn đẩy mạnh.

- Những kế hoạch phát triển dựa trên các tiềm năng đã được nhận diện.

- Những kế hoạch nghề nghiệp dựa trên sự tương thích giữa cơ hội của công ty và sự phát triển của nhân viên.

- Những kế hoạch suốt đời.

Nhìn chung, đánh giá công việc nên là hoạt động có sự tham gia của tập thể. Không ai biết rõ công việc hơn chính những người đang thực hiện nó. Bằng việc chuyển hoạt động đánh giá đơn phương thành các cuộc thảo luận thực sự, bạn có thể biết được những thông tin hữu ích giúp các nhân viên hoàn tất công việc của mình trong tương lai. Trước mỗi cuộc thảo luận, bạn hãy để nhân viên tự đánh giá về bản thân mình. Mặc dù bạn có thể cho rằng các nhân viên sẽ lợi dụng việc này để đánh giá quá cao về mình, nhưng thực tế đã cho thấy nhân viên thường nghiêm khắc hơn nhiều so với các nhà quản lý trong việc đánh giá này.

Hoạt động đánh giá có thể được xem như một tác nhân kích thích lòng nhiệt tình của nhân viên. Đó là những gì mà các nhà quản lý cần thực hiện để chứng minh năng lực lãnh đạo của mình. Còn đối với nhân viên, mỗi lần đánh giá là một sự kiện đáng ghi nhớ trong cuộc sống của họ. Với 7 bước trên, bạn sẽ tạo ra cho các nhân viên những ngày vui thực sự.

(Customer service manager)

Chia sẻ bài viết này :

1 nhận xét:

Trả lời
Unknown nói...
lúc 12:32 4 tháng 4, 2022

Merkur Futur Adjustable Safety Razor - Sears
Merkur Futur aprcasino Adjustable Safety Razor is the perfect balance of poormansguidetocasinogambling performance, safety, https://septcasino.com/review/merit-casino/ and comfort. Made in Solingen, bsjeon.net Germany, herzamanindir.com/ this razor has a perfect balance of

Đăng nhận xét

previous Next home
 
Copyright © 2011. Vinatest - All Rights Reserved
Website hiển thị tốt nhất trên trình duyệt FireFox và Google Chrome
Phát triển bởi Blogger
Lên đầu trang
Xuống cuối trang